Email : contact@vilacojsc.com
-
-
Hotline : 1800.58.58.86
Email : contact@vilacojsc.com
Hotline : 1800.58.58.86
“Củ kiệu dưa hành đòn bánh chưng bánh tét, bình hoa chậu kiểng khá tinh tươm”. Thật vậy, bữa cơm ngày đầu năm mới sẽ không còn hấp dẫn và đặc biệt nữa nếu thiếu đi củ kiệu – một món ăn ngày Tết đặc trưng chỉ có trên mâm cỗ Việt. Vậy nên, hãy để Senny mách bạn cách làm củ kiệu ngày Tết giòn ngon đúng điệu nhé. Mẹo ngâm củ kiệu giòn, ngon hết ý cho Tết này thêm tròn vị.
Dưa kiệu ngâm chua ngọt là một trong những món ăn quen thuộc, không thể thiếu trong dịp Tết của các gia đình Việt. Cách làm củ kiệu rất đơn giản, quan trọng là bạn phải chọn được kiệu ngon và pha chế nước ngâm đúng chuẩn.
Xưa nay, làm củ kiệu ngày Tết chủ yếu để làm cho mâm cơm ngày Tết thêm đậm đà và hấp dẫn. Thế nhưng, ít ai có thể biết được công dụng tuyệt vời mà củ kiệu ngâm đem lại cho sức khỏe con người.
Là một loại củ có hình dạng giống củ hành, nhưng ít hăng và nhỏ hơn, có vị hơi đắng, hơi cay và có tính ấm.
Trong củ kiệu có chứa nhiều vitamin A, D, E, K, có khả năng tăng lợi khuẩn, tăng sức đề kháng để chống chọi lại một số vi khuẩn gây hại cho cơ thể.
Không chỉ vậy, củ kiệu muối chua còn cung cấp một số men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, đây còn là loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa. Giúp cơ thể chống lại sự gây hại của các loại hóa chất không ổn định, sinh ra trong quá trình lấy và trao đổi chất, làm tổn thương và gây hại cho cấu trúc ADN.
Tuy nhiên, ngoài những tác dụng mà nó mang lại, nếu không ăn củ kiệu đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể. Ăn củ kiệu ngâm chua liên tục trong thời gian dài, hoặc ăn những lúc bụng đói dễ làm đau bao tử.
Làm củ kiệu ngày Tết nhưng không dùng hết, làm nổi váng, sinh ra nhiều vi khuẩn chứa nhiều độc tố có khả năng gây ung thư gan.
Nếu như dưa hành là món ăn quen thuộc ở miền Bắc, dưa món là món đặc trưng ở miền Trung, thì củ kiệu chính là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết miền Nam.
Là một loại củ được trồng nhiều ở vùng sông nước Nam Bộ, nhất là ở Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu,… Cứ khoảng độ những ngày đầu tháng Chạp, kiệu ở các nhà vườn lại ùn ùn đổ về các khu chợ lớn nhỏ.
Người dân nơi đây tận dụng và tìm kiếm cách làm củ kiệu ngày Tết, biến tấu chúng thành món ăn đặc biệt. Hương vị lạ lạ tưởng chừng như rất khó ăn, nhưng đã thử qua rồi, thì mới “thấm thía” được cái hương vị của quê nhà.
Vào những ngày gần Tết, hình ảnh các bà, các mẹ cặm cụi nhặt từng bó hành, bó kiệu rồi đem phơi. Lại thấy trong lòng nao nao vì sắp được đón chào năm mới, được cùng gia đình quây quần bên nồi bánh chưng, bánh tét.
Làm củ kiệu ngày Tết như một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, mà dù có đi xa cách mấy cũng sẽ nhớ mãi. Nếu có ai hỏi “mâm cơm ngày Tết có món nào đặc biệt”, thì chắc chắn sẽ chẳng ai quên được cái món mang hương vị độc đáo này.
Theo cách ăn của người miền Nam, họ không coi củ kiệu ngâm là 1 món ăn kèm với bánh tét. Họ xem đây là một món ăn riêng biệt không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới.
Nếu hỏi họ mâm cơm ngày Tết có những món nào, thì câu trả lời sẽ không bao giờ thiếu món củ kiệu ngâm, thịt kho hột vịt, cùng với bánh chưng, bánh tét. Vị mằn mặn, chua chua hòa cùng chút vị cay cay đặc trưng của củ kiệu, làm cho những món ăn ngày Tết thêm phần đậm đà và hấp dẫn.
Cắn miếng thịt kho Tàu thơm ngon béo ngậy, rồi ăn thêm một miếng củ kiệu, sẽ cho ra cái vị không thể nào tả được, không quá mặn, không quá béo mà cũng không quá chua.
Bởi vậy, người miền Nam mới “mê đắm” cái món ăn này, một món ăn dân dã đậm tình quê hương.
Không chỉ vậy, người dân miền Nam làm củ kiệu ngày Tết với quan niệm rằng, củ kiệu sẽ đem lại may mắn và tài lộc. Ăn củ kiệu ngâm để mong ước cho một năm mới tiền bạc đầy nhà, phát tài phát lộc và một năm vinh hoa phú quý.
Là 1 trong 10 món ăn ngày Tết Việt Nam chỉ nghe thôi đã thèm, củ kiệu ngâm chắc chắn sẽ là món ăn “đắt khách” nhất mà ai cũng nên thử qua 1 lần.
Sẽ không khó để tìm mua củ kiệu ngâm mỗi khi đi chợ Tết. Thế nhưng, các bà các mẹ vẫn muốn tự tay sơ chế và chế biến ra những hũ kiệu nhà làm, vừa an toàn vệ sinh, lại vừa thơm ngon đúng ý.
Một hũ kiệu ngâm chất lượng, chuẩn vị miền Nam là kiệu sau khi ngâm vẫn giữ được độ giòn, thấm đều gia vị. Không còn cảm giác quá cay nồng hay quá đắng.
Vì thế, nếu bạn vẫn chưa biết cách làm củ kiệu ngày Tết giòn ngon đúng điệu, thì lưu ngay những bí quyết dưới đây thôi nào.
Hiện nay, người ta thường dùng 2 loại kiệu phổ biến, là kiệu Huế và kiệu trâu để làm củ kiệu ngày Tết.
Kiệu Huế hay còn được gọi là kiệu quế, là loại kiệu có phần thân củ to tròn, chắc, có phần thắt eo rõ rệt. Còn kiệu quế thì có thân mảnh và nhỏ hơn, đuôi to và không có thắt eo.
Theo kinh nghiệm của những người sành ăn, khi lựa chọn kiệu để thực hiện cách làm củ kiệu ngày Tết, nên chọn kiệu Huế. Bởi vì kiệu này sẽ làm cho kiệu sau khi ngâm có mùi không quá hăng, không quá cay và giòn ngọt hơn rất nhiều.
Nên lựa chọn những củ kiệu bóng, trắng tươi, có kích thước vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ. Khi ngâm chúng sẽ nhanh chóng thấm đều gia vị hơn.
Đặc biệt là tránh mua những củ kiệu dập nát, điều này sẽ ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng của kiệu sau khi ngâm.
● Đường cát trắng: 200 gram
● Muối: 1 muỗi canh
● Dấm trắng: 200ml
● Đường cát: 1 muỗng canh
● Nước mắm nguyên chất: 250ml
● Đường cát: 300 gram
● Ngâm kiệu trong nước đã hòa tan tro bếp. Nếu không có tro bếp thì bạn có thể dùng muối để thay thế
● Sau khi ngâm qua đêm, bạn vớt kiệu ra, để ráo nước và tiến hành làm sạch.
● Đầu tiên, bạn cắt bỏ phần đuôi và rễ của kiệu cho sạc, lưu ý là không cắt phạm vào đầu củ kiệu, nếu cắt phạm sẽ khiến kiệu dễ bị ngấm nước, mất đi độ giòn.
● Vừa cắt vừa ngâm kiệu vào trong nước đá. Sau đó, rửa sạch kiệu rồi mang đi phơi nắng cho kiệu hơi héo lại.
● Cuối cùng, lột bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài và cắt sạch đầu rễ của kiệu một lần nữa
● Rửa sạch và để ráo nước.
Để làm kiệu chua ngọt, bạn nên muối kiệu vào trong hũ thủy tinh có nắp đậy.
● Xếp kiệu vào hũ, cứ một lớp kiệu, lại rải một lớp đường và muối. Xếp đến khi đầy hũ.
● Ngâm kiệu khoảng 1 tuần, cho đến khi đường muối tan ra hết và thấm vào kiệu là có thể sử dụng được
Cách làm tương tự với kiệu ngâm nước mắm, nhưng cho thêm một ít ớt khô vào hũ.
● Nấu sôi nước mắm, đường cát cho đến khi kẹo lại thì để nguội và đổ vào hũ kiệu đã được xếp lớp cùng với ớt khô
Sau khi ngâm kiệu được 3 ngày thì bạn nên đổ nước mắm ra nấu lại. Vì lúc này nước mắm đã bị loãng do nước trong kiệu chảy ra. Cách này giúp bạn giữ kiệu được lâu hơn.
>>Xem thêm: Senny lau sàn sả chanh sạch khuẩn nhanh gọn, đón Tết vui