Email : contact@vilacojsc.com
-
-
Hotline : 1800.58.58.86
Email : contact@vilacojsc.com
Hotline : 1800.58.58.86
Bạn đã từng nghe đến cây hương thảo?Cây hương thảo khi chế biến món ăn để đảm bảo mang lại vị giác ngon và mùi thơm tốt, không hại đến sức khỏe, bạn nên chú trọng đến các vấn đề sau: Những điều cần biết khi sử dụng cây hương thảo.
Cây hương thảo có tên tiếng Anh là Rosemary. Chúng thuộc họ bạc hà Lamiaceae và có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải.
Loại cây này thường phát triển ở dạng bụi, thân giống như gỗ và có cấu trúc lá kim dáng ngắn. Lá của cây hương thảo thường có màu xanh giống như cây thông.
Hoa của cây hương thảo sẽ tùy vào các loại giống để có màu tím hoặc màu xanh lam.
Hương thơm của hương thảo khá nồng và có chứa nhiều hoạt chất như axit axetic, axit rosmarinic cùng với các chất như long não và axit ursolic…
Ngoài ra, cây hương thảo còn là nguồn cung cấp sắt, canxi và vitamin B6 nên từ lâu chúng được sử dụng trong các gia vị nấu ăn, chiết xuất tinh dầu, làm nước hoa…
Cây hương thảo còn được trồng để tạo cảnh quan, làm chậu cây cảnh để bàn. Dù là dùng để làm gì thì bạn cũng nên tìm hiểu về lợi ích và tác hại của hương thảo để hiểu hơn về loại cây này trước khi sử dụng.
Hầu hết mọi người đều chỉ biết về lợi ích của cây hương thảo mà chưa biết về tác hại của chúng. Cùng tìm hiểu cả lợi ích và tác hại của hương thảo nhé!
Hương thảo mang đến rất nhiều lợi ích trong sức khỏe và ẩm thực, làm đẹp. Cụ thể:
• Sử dụng trong liệu pháp mùi hương. Cây hương thảo có hàm lượng tinh dầu cao, hương thơm ngào ngạt nên được sử dụng trong các liệu pháp mùi hương. Mùi của hương thảo có thể làm giảm căng thẳng, xua tan mệt mỏi và thanh lọc tâm trí rất hiệu quả.
• Cải thiện trí não. Một số liệu pháp trị bệnh mất ngủ, bệnh rối loạn tâm trí tiền trầm cảm dùng tinh dầu hương thảo sẽ được cải thiện nhanh chóng. Thậm chí chúng còn được chiết xuất trong các loại thuốc để chữa bệnh Alzheimer, sau sút trí tuệ ở người cao tuổi.
• Hương thảo có thể phòng ngừa ung thư. Chiết xuất của cây hương thảo có thể làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư, chẳng hạn như ung thư da, ung thư phổi. Ngoài ra, các thành phần của cây hương thảo còn giúp hạn chế quá trình oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào phát triển một cách khỏe mạnh.
• Một số tác dụng khác của cây hương thảo: Ngăn ngừa rụng tóc, giúp chống viêm và cải thiện chức năng tiêu hóa, hệ miễn dịch…
Hương thảo khi sử dụng với liều lượng thấp, biết cách sử dụng vào đúng mục đích sẽ rất an toàn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hương thảo với số lượng nhiều thì cũng mang đến một số tác hại cho sức khỏe, chẳng hạn như:
Có rất nhiều thành phần hóa học và hoạt chất khác nhau trong cây hương thảo. Các thành phần này khi sử dụng với số lượng ít sẽ không sao, nhưng nếu lạm dụng dẫn đến ngộ độc hương thảo sẽ gây ra buồn nôn và có thể dẫn đến nôn mửa.
Một số người khi đang dùng một số thuốc Đông y, Tây y chữa bệnh lý nào đó mà kết hợp sử dụng với cây hương thảo có thể dẫn đến các trình trạng co giật và co thắt.
Một trong những tác hại của cây hương thảo là triệu chứng hôn mê sâu và mất ý thức. Nếu bạn bị các bệnh về phổi, hô hấp mà dùng cây hương thảo với hàm lượng quá cao có thể dẫn đến chất lỏng tích tụ nhiều trong phổi, làm phù phổi và tổn thương hệ hô hấp dẫn đến hôn mê.
Phụ nữ đang mang thai nên cẩn thận khi sử dụng các món ăn và liệu pháp mùi hương có sử dụng hương thảo vì chúng có thể dẫn đến sảy thai.
Muốn sử dụng cây hương thảo, bạn nên chú trọng đến một vài lưu ý sau:
Tác hại của cây hương thảo sẽ khó lường khi bạn đang sử dụng các loại thuốc sau. Nếu đang sử dụng một số loại thuốc như liệt kê ở bên dưới thì không nên sử dụng các chế phẩm, tinh dầu, món ăn liên quan đến hương thảo.
• Thuốc chống đông máu: Trong thuốc đặc trị chống đông máu có các thành phần như: warfarin, aspirin và clopidogrel. Nếu sử dụng hương thảo với loại thuốc này sẽ giảm khả năng chống đông máu.
• Thuốc điều trị huyết áp cao: Loại thuốc này sẽ có chứa các thành phần như: lisinopril, lisinopril, captopril và enalapril… Hương thảo có thể gây ra các tác dụng phụ dẫn đến huyết áp tăng cao.
• Thuốc lợi tiểu: Các thành phần chính trong thuốc lợi tiểu bao gồm hydrochlorothiazide và furosemid. Cây hương thảo cũng có tác dụng điều tiết tuần hoàn và lợi tiểu. Cùng một lúc sử dụng hai loại thuốc có khả năng lợi tiểu sẽ không tốt cho thận.
• Thuốc trị trầm cảm có chứa lithium: Các thành phần trong hương thảo có thể tạo nên các chuỗi tương tác làm tăng lithium đến mức độc hại trong cơ thể.
Nếu đang điều trị thuốc và muốn sử dụng các chế phẩm, thực phẩm đến từ cây hương thảo thì bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.
Cây hương thảo khi chế biến món ăn để đảm bảo mang lại vị giác ngon và mùi thơm tốt, không hại đến sức khỏe, bạn nên chú trọng đến các vấn đề sau:
• Đối với các món ăn, hương thảo chỉ mang yếu tố vi lượng. Nên bỏ với mức định lượng vừa phải để khiến người ăn không gặp phải tình trạng ngộ độc hương thảo dẫn đến buồn nôn, ói mửa hoặc gây sảy thai cho phụ nữ mang thai.
• Cây hương thảo có vị cay, hơi đắng nên nếu bỏ quá nhiều và ăn phải sẽ khiến người thưởng thức cảm thấy khó chịu, mất cảm hứng ăn uống.
• Nếu muốn lá hương thảo dễ ăn, bạn có thể tách từng chiếc lá khỏi phần thân cứng của chúng và thái nhỏ để bỏ vào các món ăn. Đối với các nhánh hương thảo còn nguyên thì nên dùng để trang trí.
• Muốn dự trữ hương thảo sử dụng lâu dài, bạn có thể phơi khô các nhánh hương thảo rồi cất dùng dần.
Tác hại của cây hương thảo cũng có thể xảy ra khi dùng liệu pháp mùi hương sai cách. Đối với các loại tinh dầu chiết xuất 100% từ hương thảo, bạn nên chú trọng các vấn đề sau:
• Dùng đúng loại tinh dầu hương thảo với hàm lượng vừa phải. Mùi hương thảo quá nồng nặc khi xông tinh dầu với thời gian dài, số lượng nhiều sẽ làm bạn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.
• Mua đúng loại hương thảo từ nguồn hàng uy tín để tránh các hóa chất tạo mùi hương thảo không an toàn.
• Tinh dầu hương thảo không nên sử dụng cho trẻ nhỏ và người đang mang thai.
Các vườn cây cảnh hiện nay bán các chậu hương thảo với giá tốt, cây sinh trưởng khỏe mạnh. Bạn có thể mua một vài chậu về để trang trí trong không gian nhà của mình hoặc sử dụng một vài cành khi chế biến các món ẩm thực.
Tác hại của cây hương thảo và những lưu ý khi sử dụng loại cây này đã được chia sẻ chi tiết ở trên. Chúc bạn có thêm nhiều kinh nghiệm sử dụng cây hương thảo sau khi đọc bài viết này.
>>Xem thêm: NƯỚC RỬA CHÉN SENNY LÔ HỘI AN TOÀN CHO DA TAY, CHỊ EM NỘI TRỢ THÍCH MÊ