Thớt gỗ bị mốc - sát thủ thầm lặng trong nhà bạn

THỚT GỖ BỊ MỐC - SÁT THỦ THẦM LẶNG TRONG NHÀ BẠN

  • Ngày đăng : 19/11/2019
  • |
  • 998 lượt xem

Thớt gỗ là một trong những vật dụng quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình.  Thớt gỗ có vai trò rất quan trọng trong quá trình chế biến thực phẩm, đồ ăn hàng ngày. Qua một thời gian, các vết bẩn tích tụ cùng với môi trường ẩm ướt, thói quen ít vệ sinh khiến cho thớt gỗ dễ bị mốc. Theo các nghiên cứu y khoa, việc thường xuyên sử dụng thớt gỗ bị nấm mốc trong chế biến thức ăn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. 

Để giúp bạn bảo vệ gia đình hiệu quả, nước rửa chén Senny mang đến các thông tin cụ thể cùng cách làm sạch đồ gỗ bị mốc sau đây. Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết"Thớt gỗ bị mốc - sát thủ thầm lặng trong nhà bạn" sau nhé!

TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG THỚT GỖ BỊ MỐC

Trên thớt gỗ bị mốc có thành phần aflatoxin sinh ra từ nấm mốc có thể gây nên bệnh ung thư gan. Trong quá trình sử dụng thớt gỗ chế biến thức ăn, các mảnh vụn bám trên mặt thớt kèm theo các vi khuẩn và độc tố có trong nấm mốc sẽ bám vào thức ăn. Nếu bạn “ăn” nấm mốc thường xuyên, lượng độc tố aflatoxin xâm nhập vào cơ thể ngày càng nhiều sẽ dẫn đến ung thư.

Độc tố aflatoxin gây ảnh hưởng lên tế bào khỏe mạnh, làm phát sinh các tế bào ung thư. Chất này có thể gây ung thư chỉ với 89 ngày. Nếu mỗi ngày hấp thụ 2,5mg aflatoxin, sau 1 năm cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh ung thư gan. Trong số nguyên nhân gây ung thư gan thì aflatoxin B1 chiếm đến 83.3%.

Nguy hiểm hơn là Aflatoxin trên thớt gỗ bị mốc không thể loại bỏ khi vệ sinh, tẩy rửa như thông thường. Loại độc tố này có thể chịu được nhiệt độ cao lên đến 280 độ C, nếu ở nhiệt độ 120 độ cần đến 30 phút mới có thể loại bỏ độc tố. Aflatoxin có hơn 17 loại nhưng độc nhất là aflatoxin B1 có thể tìm thấy trên thớt gỗ hay đồ ăn đã bị nấm mốc.

PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA BẢO QUẢN THỚT GỖ TRÁNH BỊ NẤM MỐC

Như đã nói ở trên, độc tố Aflatoxin không thể làm sạch bằng các phương pháp thông thường. Chính vì vậy, khi thớt gỗ mốc nghiêm trọng bạn nên bỏ luôn để đảm bảo an toàn. Để an toàn hơn, ngay từ khi sử dụng thớt bạn nên áp dụng các phương pháp phòng ngừa nấm mốc sau đây:

Vệ sinh thường xuyên

Thớt gỗ cần được vệ sinh thường xuyên, nhất là sau khi sử dụng. Tốt nhất là bạn nên dùng nước rửa chén thiên nhiên Senny để vệ sinh thớt gỗ. Nước rửa chén thiên nhiên Senny với thành phần chính là Lô hội và muối khoáng giúp bát đĩa sạch bong sáng bóng chỉ với một giọt đậm đặc. Hoặc hàng ngày bạn có thể sử dụng chanh để lau lên bề mặt thớt. Đây cũng là một trong những cách vệ sinh an toàn và hiệu quả mà rất nhiều mẹ áp dụng để vệ sinh thớt gỗ sạch sẽ và an toàn mỗi ngày.

>>Xem thêm: Sạch hơn - mềm mịn hơn với nước rửa tay senny trà trắng.

Công thức của Senny thiên nhiên có khả năng đánh bay 5 loại mùi hôi khó chịu nhất gồm: mùi tanh của cá, trứng tanh, tỏi, nước mắm và mắm tôm. Đồng thời với việc khử mùi hôi, nước rửa chén Senny còn mang lại hương thơm tự nhiên, giúp thớt gỗ nhà bạn vừa sạch, vừa thơm, vừa không lo nấm mốc. Nước rửa chén thiên nhiên Senny với ưu thế vượt trội đánh bay các lớp dầu mỡ mà không lưu lại mùi hóa chất, không hại da tay, rất an toàn bảo vệ sức khỏe cả gia đình. Đây là dòng sản phẩm được rất nhiều khách hàng đánh giá cao hiện nay. Senny là tự hào là thương hiệu nước rửa chén đầu tiên ở Việt Nam sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, hiệu quả tẩy rửa cao mà vẫn an toàn đối với người sử dụng.

Bảo quản thớt gỗ

Không ngâm thớt quá lâu dưới nước, không đặt tại vị trí ẩm thấp để tránh nấm mốc sinh sôi.

Treo thớt lên nơi khô ráo sau khi rửa sạch hoặc đặt vào khay đựng thớt.

Không cạo thực phẩm dính trên bề mặt thớt. Không nên băm quá mạnh tránh mùn thớt kèm theo mốc bám vào thức ăn.

*** Trên đây là tác hại khi thớt gỗ bị mốc và cách khắc phục tình trạng này. Hy vọng với những gì mà Senny đã chia sẻ trong bài viết có thể giúp tránh được những nguy hiểm tiềm tàng từ những việc nhỏ nhặt nhất như thớt gỗ bị mốc. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, đừng quên theo dõi Senny hàng ngày, bạn nhé!