Email : contact@vilacojsc.com
-
-
Hotline : 1800.58.58.86
Email : contact@vilacojsc.com
Hotline : 1800.58.58.86
Tôm là loại sản thơm ngon, và vô cùng bổ dưỡng. Từ tôm có thể chế biến vô vàn những món ăn ngon và hấp dẫn. Nhưng bạn đã biết cách bảo quản, lưu trữ tôm đúng cách, để đảm bảo rằng khi lấy tôm ra, tôm không đóng đá? Cùng theo dõi qua bài viết dưới đây cùng Senny nhé! Cách trữ đông tôm không phải mẹ đảm nào cũng biết, note ngay kẻo quên.
Nếu đang có ý định trữ đông tôm tươi để dùng cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới, vậy thì chị em nhất định phải ghim ngay cách trữ đông tôm này để tôm giữ được độ tươi ngon, chất dinh dưỡng và không bị đóng thành "tảng băng".
Cách trữ đông tôm sai cách mà nhiều mẹ đảm vẫn đang thực hiện
Đầu tiên, chị em rửa sạch tôm với nước hoặc rượu trắng để khử sạch mùi tanh. Bạn có thể cắt bỏ râu tôm, rút chỉ lưng và loại bỏ phần phân tôm nếu thích. Tuy nhiên, bạn không nên lột hết vỏ tôm trước khi trữ đông. Để nguyên cả phần vỏ cứng trên thân tôm nha.
Sơ chế xong, chị em để tôm ráo nước hoàn toàn (có thể dùng giấy ăn thấm hết nước cho nhanh).
Sau đó, bạn cho tôm vào bát, trộn cùng 1-2 thìa canh đường kính.
Trộn đều tôm đã sơ chế với 1-2 thìa canh đường kính
>>ĐỪNG BỎ LỠ: Lưu ngay mẹo chọn gà và luộc gà ngon của chủ trang trại từ A-Z.
Trộn xong, bạn cho tôm vào hộp kín hoặc túi zip và bảo quản trong ngăn đông của tủ lạnh. Như vậy, trữ đông bao lâu đi nữa thì tôm cũng không bị đóng băng thành tảng. Bí quyết nằm ở phần đường kính đấy! Đường kính không bị tan thành nước ở nhiệt độ thấp nên có thể ngăn chặn việc tôm dính vào nhau thành tảng.
Bạn thấy đó! Tôm đông lạnh nhưng không hề bị dính vào nhau và nhìn qua thì chẳng khác gì tôm tươi!
Trữ đông tôm thế này, tôm vẫn giữ được độ tươi ngon mà chị em lại không cần tốn quá nhiều thời gian, công sức để rã đông. Bạn chỉ cần lấy tôm ra khỏi ngăn đông, để xuống ngăn mát khoảng 10 phút hoặc để ở nhiệt độ thường 5-7 phút là có thể tiến hành sơ chế và chế biến được rồi.
>>Xem thêm: Chỉ 5 giây, Senny hương quế khử ngay mùi tanh của cá, giúp chén đĩa sạch bong, thơm ngát.
1. Chân tôm: Bạn hãy quan sát xem phần chân của tôm còn gắn chặt vào thân hay không, thịt tôm phải săn chắc thì hãy lựa chọn bởi đố mới là tôm ngon. Bên cạnh đó, bạn không nên chọn mua những con tôm có chân đã bị chuyển sang màu đen vì đây chính là dấu hiệu cho thấy chúng không còn tươi nữa.
2. Hình dáng của tôm: Khi lựa chọn tôm bạn cũng hãy chú ý tới hình dáng bên ngoài của tôm, bởi với những con tôm hỏng, thân chúng thường uốn cong thành hình tròn chứ không có dáng thẳng hoặc hơi cong cong như tôm tươi. Chị em hãy dùng ngón tay ấn lên phần vỏ và di chuyển ngón tay vài lần từ trước ra sau, rồi ngược lại, từ sau ra trước. Khi bạn cầm tôm lên nếu có cảm giác như có sạn dưới các ngón tay hoặc nhận thấy tôm bị nhớt, dính vào nhau thì không nên mua.