Xem ngay: Chế độ ăn giúp phòng chống ung thư

XEM NGAY: CHẾ ĐỘ ĂN GIÚP PHÒNG CHỐNG UNG THƯ

  • Ngày đăng : 21/12/2023
  • |
  • 292 lượt xem

Theo Tổ chức Ung thư Toàn cầu (GLOBOCAN), tỷ lệ người bệnh ung thư tử vong tại Việt Nam đã tăng thêm 6 bậc vào năm 2020 (vị trí 50 / 185 quốc gia). Như vậy, việc chủ động tìm kiếm giải pháp để người bệnh “chiến đấu” với căn bệnh nguy hiểm này là điều cần thiết. Cùng với quá trình điều trị tích cực, người bệnh cần ưu tiên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm chống ung thư. Ngay sau đây, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome sẽ giới thiệu đến bạn 30 loại thực phẩm ngăn ngừa ung thư và tăng cường sức khỏe hiệu quả.

Tỷ lệ những người mắc ung thư ngày càng nhiều. Mặc dù không có cách nào đảm bảo chắc chắn để ngăn ngừa ung thư, nhưng có một số lựa chọn lối sống nhất định có thể giảm thiểu nguy cơ của bạn, trong đó có các thói quen về dinh dưỡng. Việc duy trì chế độ ăn đúng đóng vai trò chìa khóa trong việc làm giảm nguy cơ ung thư. Dưới đây là những lời khuyên trong chế độ ăn uống giúp giảm nguy cơ ung thư. Xem ngay: Chế độ ăn giúp phòng chống ung thư cùng Senny qua bài viết dưới đây nhé.  

"Những gì bạn ăn có ảnh hưởng đáng kể đến nhiều khía cạnh sức khỏe của bạn, bao gồm cả nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường và ung thư. Đặc biệt, sự phát triển của bệnh ung thư đã được chứng minh là bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chế độ ăn uống của bạn"

Phòng ngừa ung thư - Hãy bắt đầu từ lối sống lành mạnh

TÌM HIỂU DẤU HIỆU NHẬN BIẾT UNG THƯ

10 biểu hiện ung thư cảnh báo ngay từ sớm

Sau đây là 10 dấu hiệu bệnh ung thư bạn không thể bỏ qua, càng sớm phát hiện càng tốt:

1.1 Sụt cân

Cơ thể giảm cân đột ngột trong thời gian ngắn mà không có nguyên nhân từ chế độ ăn kiêng hay căng thẳng có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư phổi, dạ dày, thực quản hoặc tuyến tụy. Theo đó, nguyên nhân giảm cân là do đường tiêu hóa bất thường hoặc rối loạn toàn cơ thể do ung thư gây ra. Vì vậy, nếu có dấu hiệu này thì bạn nên đến bệnh viện kiểm tra tình hình sức khỏe.

1.2 Sốt

Sốt kéo dài kèm theo vã mồ hôi trong một thời điểm nhất định trong ngày là một trong những biểu hiện ung thư. Cụ thể hơn, bệnh lympho hoặc ung thư máu có thể sốt ở giai đoạn đầu. Sốt cũng thường xuất hiện ở bệnh nhân ung thư đã di căn hoặc đang áp dụng các liệu pháp điều trị có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

1.3 Chảy máu bất thường

Hiện tượng này xuất hiện ở nhiều vị trí với những dạng khác nhau. Chẳng hạn như: chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục hoặc sau khi mãn kinh có thể là biểu hiện ung thư cổ tử cung, đi tiểu ra máu. Ngoài ra, bệnh ung thư phổi có triệu chứng chảy máu kèm theo các biểu hiện bất thường của cơ thể như: đờm có máu, ho dai dẳng kéo dài và thấy đau nặng ngực.

1.4 Đau nhức và mệt mỏi

Theo cơ chế hoạt động, khối u ung thư phát triển và di căn nhờ vào chất dinh dưỡng từ cơ thể, khiến bệnh nhân ung thư sẽ thấy đau nhức toàn thân. Bên cạnh đó, một số bệnh ung thư như dạ dày và đại trực tràng xuất hiện tình trạng gây mất máu dần dần mà chúng ta không thể nhìn thấy, từ đó dẫn đến dấu hiệu cơ thể đau nhức và mệt mỏi.

1.5 Ho dai dẳng

Tình trạng ho dai dẳng từ 2-4 tuần không thuyên giảm hoặc kèm theo hụt hơi, ho ra máu là dấu hiệu ung thư phổi. Triệu chứng khàn giọng kéo dài do tổn thương dây thanh có thể là biểu hiện của ung thư tuyến giáp hoặc thanh quản.

1.6. Da thay đổi bất thường

Một số dấu hiệu bất thường trên da như thay đổi màu sắc, xuất hiện nốt ruồi, ban đỏ… Cụ thể, tình trạng da bị vàng, ngứa, nổi ban đỏ cảnh báo ung thư gan, thận, buồng trứng hoặc hạch. Hoặc người xuất hiện nốt ruồi có bề mặt sần sùi, màu không đồng nhất, phát triển nhanh kèm theo chảy máu cũng có nguy cơ bị ung thư da.

1.7 Hệ tiêu hóa thay đổi

Bệnh ung thư vùng miệng, vòm họng, lưỡi làm bệnh nhân khó nuốt kéo dài trong 2-3 tuần. Ngoài ra, bệnh ung thư đường tiêu hóa còn gây ra tình trạng đau bụng kèm theo giảm cân, suy nhược, phân có máu, có khối u đáng chú ý ở bụng.

Đặc biệt các loại ung thư phát triển chậm như khối u Carcinoid có thể mất nhiều năm để phát hiện ra. Vì vậy, bạn không nên chủ quan khi hệ tiêu hóa có vấn đề bất thường, thay vào đó cần thăm khám để đảm bảo sức khỏe.

1.8 Đổ mồ hôi đêm

Một biểu hiện cảnh báo bệnh ung thư khác là người bệnh thường xuyên đổ mồ hôi đêm. Dấu hiệu này có thể xuất phát từ bệnh ung thư gan, máu, hoặc phổ biến hơn là ung thư hạch. Đây là dạng ung thư hình thành và phát triển trong hệ bạch huyết, di căn ra khắp cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của người bệnh.

1.9 Các vấn đề khi đi tiểu

Khối u ung thư ở ruột, tuyến tiền liệt, bàng quang có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến thay đổi thói quen tiểu tiện, đại tiện của người bệnh. Theo đó, bệnh nhân sẽ bị rối loạn đi tiểu (tiểu đau, tiểu thường xuyên…), hoặc rối loạn đại tiện (táo bón, tiêu chảy...). Ngoài ra, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới gây ra tình trạng đi tiểu đêm, rò rỉ, tiểu khó, tiểu đau. Hoặc ung thư bàng quang có dấu hiệu đi tiểu ra máu.

1.10 Sưng hoặc nổi cục u, nổi hạch

Bệnh ung thư xuất hiện khi khối u hình thành do các tế bào phát triển bất thường quá mức, sau đó di căn đến khối hạch của vùng cơ quan xung quanh. Vì thế, tình trạng những cục u, hạch nổi lên ở bất kì vị trí nào trên cơ thể cũng có thể là biểu hiện ung thư.

Chế độ ăn lành mạnh chống ung thư

CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH UNG THƯ

Khi phát hiện các triệu chứng trên, bạn nên sớm đến bệnh viện để khám. Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh ung thư, bạn cần xây dựng lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng và vận động. Việc lắng nghe cơ thể, phát hiện những biểu hiện ung thư bất thường cũng rất cần thiết. Quan trọng hơn, bạn nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định k 1-2 lần/năm, tầm soát ung thư để phát hiện và điều trị ung thư kịp thời.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG GIÚP PHÒNG CHỐNG UNG THƯ HIỆU QUẢ

1. Chế độ ăn lành mạnh chống ung thư

Một mô hình ăn uống lành mạnh bao gồm:

  • Thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.
  • Thực phẩm không chứa nhiều calo và giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Đa dạng loại rau quả xanh đậm, đỏ và cam.
  • Các loại đậu giàu chất xơ.
  • Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, mì ống, và gạo lứt.

Chế độ ăn lành mạnh sẽ giới hạn hoặc không bao gồm:

  • Một số loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn và thịt cừu.
  • Các loại thịt đã qua chế biến như thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội.
  • Đồ uống chứa nhiều đường như nước ngọt, đồ uống thể thao và đồ uống trái cây.
  • Thực phẩm chế biến sẵn và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế.

Lời khuyên cho một mô hình ăn uống lành mạnh:

  • Bổ sung các món ăn với các loại rau và trái cây màu sắc, đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Chọn cá, thịt gia cầm hoặc đậu làm nguồn cung cấp protein chính thay vì thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn.
  • Nếu tiêu thụ thịt đỏ hoặc thịt đã qua chế biến, nên sử dụng khẩu phần nhỏ hơn.
  • Chế biến các loại thịt gia cầm và cá bằng cách hấp hoặc luộc, tránh chiên hoặc nướng.
  • Tăng cường ăn đồ ăn tự chế biến thay vì “ăn hàng”, tiêu thụ nhiều rau, trái cây nguyên quả và các loại thực phẩm ít calo thay vì thực phẩm nhiều calo như khoai tây chiên, kem, bánh rán và đồ ngọt khác. Các nhà hàng thường phục vụ các phần ăn lớn, nhưng bạn không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần và có thể lựa chọn mang đồ ăn còn lại về để sử dụng cho những bữa ăn tiếp theo.
  • Sử dụng đĩa đựng đồ ăn và bát ăn kích thước nhỏ hơn cho những thực phẩm có calo lớn hơn.
  • Chú ý tới bảng thành phần được in trên bao bì của từng sản phẩm.
  • Hạn chế sử dụng nước sốt kem, các loại nước sốt nhiều muối và phụ gia.

4 nhóm chất là chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất

Hãy bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.

2. Chất bảo quản, nitrat, phụ gia thực phẩm và các hóa chất thực phẩm khác có gây ung thư không?

Hiện nay, có rất nhiều nguồn tin tức đưa ra mối liên quan giữa các chất phụ gia, hóa chất và chất tạo màu thực phẩm với nguy cơ ung thư. Nhưng tại thời điểm này, bằng chứng khoa học vẫn chưa cho thấy bất kỳ mối liên hệ thực sự nào. Trên thực tế, một số chất bảo quản hoạt động như là chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ cơ thể.

3. Tại sao trái cây, rau và thực phẩm thực vật có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư?

Các thực phẩm có nguồn gốc thực vật cung cấp hàng ngàn chất phytochemical, là những hợp chất thực vật tự nhiên chứa nhiều chất chống oxy hóa, có khả năng bảo vệ và phục hồi DNA bị tổn thương của cơ thể. Một số chất chống oxy hóa dường như ảnh hưởng đến các tế bào ung thư, kiểm soát cách chúng phát triển hoặc lây lan. Các vitamin và khoáng chất trong rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đậu cũng giúp sản xuất, phục hồi DNA và kiểm soát sự phát triển của tế bào. Một số loại thực phẩm có thể có ảnh hưởng trực tiếp hơn đến các loại ung thư cụ thể. Ví dụ, thực phẩm thực vật có chứa nhiều chất xơ, có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

Ăn trái cây khi nào tốt nhất?

Tiêu thụ thực phẩm hữu cơ là một lựa chọn tốt, nhưng thực phẩm hữu cơ không nhất thiết tốt hơn về mặt dinh dưỡng và làm giảm nguy cơ ung thư.

Các vitamin và khoáng chất trong rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đậu cũng giúp sản xuất, phục hồi DNA và kiểm soát sự phát triển của tế bào.

4. Thực phẩm hữu cơ có phải là cách bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh ung thư không?

Tiêu thụ thực phẩm hữu cơ là một lựa chọn tốt, nhưng thực phẩm hữu cơ không nhất thiết tốt hơn về mặt dinh dưỡng và làm giảm nguy cơ ung thư. Bạn có thể tìm thấy các nghiên cứu cho thấy thực phẩm hữu cơ có nhiều chất dinh dưỡng và ít chất hóa học bảo vệ hơn, nhưng bạn có thể tìm thấy nhiều nghiên cứu phủ định ý kiến này. Mặc dù người dùng thường lo lắng về dư lượng thuốc trừ sâu, nhưng không phải tất cả các loại cây trồng thông thường, các loại cây trồng vô cơ đều chứa lượng thuốc trừ sâu có hại.

Việc sử dụng thực phẩm hữu cơ là một thói quen tốt. Tuy nhiên, trái cây và rau hữu cơ thường có giá thành cao hơn. Vì vậy, nếu bạn đang ăn ít trái cây và rau hơn vì giá thành của những sản phẩm hữu cơ cao hơn giá sản phẩm rau củ thường, bạn nên cân nhắc thanh đổi thực đơn ăn uống phù hợp với những nguồn rau quả vô cơ.

>>Xem thêm: UỐNG NƯỚC ÉP DỨA CÓ TÁC DỤNG GÌ, NÊN SỬ DỤNG KHI NÀO LÀ TỐT NHẤT?