Uống trà này mỗi sáng, ho hay cảm cúm gì cúng biến mất

UỐNG TRÀ NÀY MỖI SÁNG, HO HAY CẢM CÚM GÌ CÚNG BIẾN MẤT

  • Ngày đăng : 17/02/2022
  • |
  • 264 lượt xem

Cảm lạnh thường xuất hiện vào những ngày thời tiết giao mùa, trời chuyển lạnh và mưa, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như hắt hơi, viêm mũi họng, sổ mũi cấp. Trong thời gian bạn bị cảm lạnh hoặc cảm cúm thì ngoài uống thuốc, uống trà này mỗi sáng, ho hay cảm cúm gì cúng biến mất.

Vào những ngày thời tiết ẩm ương, một ly trà lê, táo đỏ vừa thanh mát, vừa bổ dưỡng sẽ giúp cơ thể bạn thư giãn và xua tan mệt mỏi. Cùng Senny thử làm trà táo cực ngon, thanh mát và đơn giản uống mỗi buổi sáng với cách làm dưới đây nhé!

TRÀ LÊ QUẤT TÁO ĐỎ - THỨC UỐNG PHÒNG NGỪA CẢM CÚM HIỆU QUẢ

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1. Lê 2 quả nhỏ hoặc 1 quả to
  • 2. Quất 6 quả
  • 3. Táo tàu khô 3 quả

1. Sơ chế nguyên liệu

Rửa sạch lê, táo, quất. Khứa vài đường trên quả quất.

Trà quất lê ngọt thơm trừ cảm cúm - Ảnh 2.

Táo thái lát, bỏ hạt. Lê thái khối nhỏ.

Trà quất lê ngọt thơm trừ cảm cúm - Ảnh 3.

 

2. Nấu trà

Cho táo, lê, quất vào nồi rồi thêm lượng nước vừa đủ vào đun sôi. Hạ nhỏ lửa đun trong 6-8 phút là được.

Thành phẩm:

Trà lê táo đỏ có vị chua ngọt tự nhiên. Món trà không hề sử dụng đường rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt trị ho, cảm cúm hiệu quả trong những ngày thời tiết thay đổi.

Trà quất lê ngọt thơm trừ cảm cúm - Ảnh 6.

Chúc bạn thành công với cách làm trà lê quất táo đỏ trị ho này nhé!

>>Xem thêm: Nước rửa tay Senny - Giúp mẹ chăm sóc và bảo vệ gia đình toàn diện hơn. 

THAM KHẢO THÊM 5 LOẠI TRÀ GIÚP GIẢM TRIỆU CHỨNG CẢM LẠNH KHI GIAO MÙA

Trà Gừng

Trà gừng giúp làm dịu cổ họng - thành phần hoạt tính sinh học trong đó hoạt động như chất chống viêm và có thể ức chế vi sinh vật. Nếu bạn bị cảm lạnh và buồn nôn thì trà gừng là một thức uống lý tưởng sẽ giúp bạn gimr cả hai tình trạng này.

Trà Hoa cúc

Trà hoa cúc (trà bông cúc) là loại nước hãm, sắc làm từ hoa cúc hoa trắng (Chrysanthemum morifolium) hoặc cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum). Loại trà này được sử dụng phổ biến nhất là ở Đông Á. Người ta ngâm hoa cúc đã được sấy hoặc phơi khô vào nước nóng ở nhiệt độ khoảng 90-95 °C (sau khi đun sôi), có thể thêm ít đường vào để uống. Hoa cúc khô đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ có tác dụng giúp dễ đi vào giấc ngủ - flavonoid có trong hoa cúc có tác dụng làm dịu. Cũng có một số bằng chứng cho thấy trà hoa cúc có tác dụng chống viêm.

Y học cổ truyền thường dùng trà hoa cúc giúp làm ấm, chữa cảm lạnh hoặc phong hàn, sốt cao, nhức đầu… Trà này có tính mát nên có thể hạ sốt hiệu quả. Sau 2 giờ uống trà này, bệnh cảm và các triệu chứng kèm theo sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Trà Lá Bạc hà

Một vài ngụm trà bạc hà sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Tinh dầu bạc hà có tác dụng giảm đau nhẹ ở cổ họng, ức chế ho (đó là lý do tại sao bạc hà được tìm thấy trong nhiều phương thuốc trị ho). Ngoài ra, các nhà khoa học từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ báo cáo rằng khi thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, người ta thấy rằng bạc hà có hoạt tính kháng khuẩn và kháng vi-rút đáng kể.

Trà Cúc dại tím

Trà hoa cúc dại tím (Echinacea) thường được dùng để điều trị nhiễm trùng, đặc biệt là cảm lạnh, cảm cúm và một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng Echinacea như một chất bổ sung có thể làm giảm khả năng bị cảm lạnh tới 58% và giảm thời gian bị cảm lạnh hơn một ngày.

Trà Quả cơm cháy

Giống như các loại quả mọng nhỏ khác, cơm cháy chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Cơm cháy có hàm lượng polyphenol cao hơn quả nam việt quất và quả việt quất. Các nghiên cứu cho thấy xirô cơm cháy và chiết xuất của nó có thể làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh và cúm.

Mong rằng, những chia sẻ của Senny sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn để chăm sóc sức khỏe gia đình trong thời điểm giao mùa này. Bạn hãy nhớ ghé thăm Senny thường xuyên để cập nhật các kiến thức về chăm sóc gia đình, nhà cửa nhé!