Email : contact@vilacojsc.com
-
-
Hotline : 1800.58.58.86
Email : contact@vilacojsc.com
Hotline : 1800.58.58.86
Mới chỉ đầu tháng 8 âm lịch thôi, nhưng hương vị Trung Thu đã dần lan tỏa khắp phố xá. Là mùi bánh nướng béo thơm, là hương bánh dẻo ngọt lành hoa bưởi, là đậu xanh, hạt sen ngọt ngào thanh mát. Theo hơi thở thời đại, các loại bánh trung thu bán sẵn ngày càng phong phú và đa dạng. Nhưng Senny biết, vẫn còn rất nhiều bạn thích được tự tay chuẩn bị những chiếc bánh thơm ngon cho gia đình.
Chính vì vậy, hôm nay Senny sẽ tổng hợp lại cho các bạn tất tật từ nguyên liệu, dụng cụ, cũng như công thức để các bạn tha hồ trổ tài cũng như biến tấu làm bánh trung thu tại nhà nhé! Nào bắt tay vào bếp cùng Senny thôi!
Bánh Trung thu bắt nguồn từ Trung Quốc và sau đó được truyền bá rộng rãi đến Việt Nam. Theo truyền thuyết từ Trung Quốc thì vào cuối thời Nguyên, trong 1 cuộc khởi nghĩa nông dân do Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn lãnh đạo, để có thể truyền thông tin và mệnh lệnh một cách bí mật, người dân đã làm ra những chiếc bánh hình tròn, bên trong có nhét thêm một tờ giấy có ghi thời gian để khởi nghĩa bắt đầu là lúc trăng sáng nhất, tức là vào rằm tháng 8.
Bánh Trung Thu bắt nguồn từ Trung Quốc và sau đó được truyền bá rộng rãi đến Việt Nam
Sau đó những chiếc bánh này được người ta truyền đi khắp nơi và trở thành một phương tiện liên lạc an toàn lại vô cùng hiệu quả. Cũng từ chiếc bánh mà tin tức về cuộc khởi nghĩa đã được lan rộng nhanh chóng khắp nơi. Từ đó người Trung Quốc lấy việc làm bánh Trung thu vào ngày rằm tháng 8 để kỷ niệm việc ấy.
Ngày xưa, có một nàng tiên tên Hằng Nga ở trên trời rất xinh đẹp, cai quản cả vầng trăng. Hằng Nga rất yêu trẻ con nên mong ước của nàng là một lần được xuống trần gian chơi với các em bé, nhưng do quy định nên không được phép.
Hôm nọ, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm” vào dịp Rằm tháng 8 có trăng tròn nhất, ai làm bánh ngon và đẹp, lạ mắt nhất sẽ được trọng thưởng.
Điều này khiến Hằng Nga rất thích thú và tham gia ngay. Khi xuống nhân gian tham khảo thì nàng gặp được Cuội - chàng hay nói dóc, thường tụ họp nhiều trẻ em trong làng vào mỗi tối để kể chuyện tầm phào.
Ngoài việc hay nói dóc thì Cuội rất giỏi nấu ăn, hay làm bánh cho những đứa trẻ ăn nên Cuội rất được trẻ em yêu quý. Thấy vậy, Hằng Nga mới mở lời nhờ Cuội cùng nàng làm ra loại bánh đặc biệt. Cuội đã sáng kiến, làm ra loại bánh nướng với nhiều nguyên liệu như: trứng, mè, thịt, lạp xưởng, hạt sen,...
Cuối cùng, thành phẩm những chiếc bánh thơm phức ra lò, những đứa trẻ ăn đều khen ngon. Khi đến thời hạn trở lại thiên đình, Hằng Nga đã đem loại bánh trên để dự thi, từ biệt chàng Cuội tài năng, tốt bụng.
Sự tích bánh Trung thu Việt Nam
Nhưng vì Cuội không nỡ xa Hằng Nga nên đã nắm chặt tay nàng và một điều bất ngờ xảy ra là chàng đã bị kéo lên cung trăng. Trong khi đó, Hằng Nga cũng giành giải với món bánh chưa được đặt tên, được Ngọc Hoàng sau đó đặt là bánh Trung thu và ban cho nàng một điều ước như đã hứa.
Nàng đã ước rằng, mỗi dịp ngày Rằm tháng 8 sẽ được cùng Cuội xuống nhân gian vui đùa, chơi với các em nhỏ. Điều ước được chấp thuận, từ đó Ngọc Hoàng cũng đặt tên cho ngày rằm tháng 8 là "Tết Trung thu"
Mặc dù du nhập về Việt Nam nhưng bánh Trung thu ngày nay đã ăn sâu vào trong trong tâm trí người Việt bởi những ý nghĩa mang giá trị nhân văn của chính nó.
Ở Việt Nam 2 loại bánh Trung thu truyền thống thịnh hành nhất là bánh dẻo và bánh nướng. Mỗi loại bánh đều có ý nghĩa khác nhau như sau:
Nhân thập cẩm: mứt bí, mứt sen, hạt dưa, hạt bí, vừng trắng, lá chanh, lạp xưởng, mỡ đường ( mỡ thái nhỏ được nấu với đường cho săn lại ), xá xíu, Jambon…; nước đường, mật ngô, hắc xì dầu, dầu mè, rượu mai quế lộ
Nhân hạt nhuyễn: nhân được sên từ hạt sen, đậu đỏ, đậu xanh,.. Ngoài ra thêm bột trà xanh, cacao, hoa quả…
Trứng muối: Trứng muối nếu tự làm ở nhà, bạn sẽ cần thời gian muối tối thiểu 20 – 30 ngày.
Khuôn làm bánh trung thu hiện nay có rất rất nhiều kiểu dáng và chất liệu cho các bạn lựa chọn. Từ khuôn gỗ, khuôn nhựa tới silicon, hay khuôn lò xo, các bạn đều có thể dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng bán dụng cụ làm bánh nhé.
Senny nhắc bạn vài lưu ý nho nhỏ, để có thể lựa chọn được chiếc khuôn phù hợp nhất:
Chọn khuôn hợp với kích thước bánh: Khuôn hiện nay chủ yếu làm cho loại bánh 125 - 150g, nên nếu cần mua kích thước khác, bạn nên hỏi trước người bán nhé.
Khuôn bánh phù hợp với loại bánh: Với bánh dẻo, nên chọn khuôn nhựa cứng, hoa văn đơn giản nhưng rõ ràng để tránh bị lỗi khi ép bánh. Còn với bánh nướng, thì bạn nên dùng khuôn gỗ, và tránh các dòng khuôn dẻo, silicon nha
Khuôn bánh phù hợp với mục đích sử dụng: Nếu bạn làm bánh với số lượng ít, để gia đình cùng ăn dịp Trung thu, thì có thể sử dụng khuôn lò xo để đơn giản và tiện dụng. Còn nếu bạn định làm với số lượng nhiều một chút, hoặc làm thường xuyên hơn, thì có thể cân nhắc mua các bộ khuôn Singapore, khuôn gỗ.. nhé
Một vài loại khuôn gỗ xinh xinh cho bạn lựa chọn
Để làm ra những chiếc bánh dẻo thơm ngon, thì bạn có những bước sau:
Bạn trộn nước đường với nước hoa bưởi, rồi vừa khuấy đường vừa đổ từng thìa bột bánh dẻo vào bát. Tiếp tục cho bột vào trộn cho tới khi dùng hết 2/3 lượng bột khô, rồi để bọt nghỉ 15 phút.
Tiếp đó, bạn nhồi bột nhẹ nhàng, đến khi bột đặc dẻo, không cứng tay là hoàn thành.
Cuối cùng, cho bánh vào hộp hoặc túi để bảo quản. Sau 1-2 ngày, bánh chuyển trong, dẻo, ăn ngon hơn.
Bánh dẻo vị matcha - nét biến tấu lạ miệng
Đầu tiên, bạn cho hạt điều, hạt dưa, hạt mè vào tô lớn rồi sấy khô chừng 4 phút trong lò vi sóng. Sau đó cho toàn bộ phần nguyên liệu nhân bánh còn lại vào rồi trộn đều. Tiếp theo vo tròn lại thành 10 viên nhỏ bằng nhau, để riêng, nhớ phủ màng bọc thực phẩm để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trộn bột mì với nước đường theo tỷ lệ 3:2, dầu ăn cùng nước tro tàu thật đều cho các nguyên liệu hòa quyện vào nhau rồi tiếp tục chia thành 10 phần. Chú ý phần nước đường bánh Trung Thu phải có độ keo dẻo vừa đủ, tránh nước đường nấu quá đậm (bánh bị khô) hoặc quá nhạt (bánh bị nhão, không tạo hình được).
Trải bột áo ra bàn sạch rồi cho từng phần bột vỏ bánh đã chia ở trên vào cán mỏng. Không nên cán quá mỏng, lúc bao nhân vỏ dễ bị rách. Sau đó đặt viên nhân vào giữa, bọc cho kín rồi vo thành viên tròn. Phủ thêm một lớp bột áo mỏng ở bên ngoài rồi mới cho vào khuôn bánh đã chuẩn bị sẵn. Lấy tay ấn đều cục bột xuống rồi nhẹ nhàng tháo khuôn ra.
Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 200 độ C trước 10 phút rồi cho bánh vào lò. Sau khi nướng bánh được khoảng 10 phút, bạn nhấc bánh ra để nguội. Sau đó quét hỗn hợp trứng, dầu ăn, nước đường vỏ bánh lên mặt bánh rồi nướng tiếp 10 phút nữa. Lặp lại 3 lần là bánh chín.
Những chiếc bánh nướng nhân nhuyễn trứng muối chắc hẳn sẽ khiến mọi người thích mê
>>Xem thêm: GHIM NGAY: THỰC ĐƠN MÓN NGON CHO CẢ TUẦN BỚT NHÀM CHÁN