Mẹ đảm ghi nhớ 8 thực phẩm kỵ với Tôm, nên hạn chế kết hợp

MẸ ĐẢM GHI NHỚ 8 THỰC PHẨM KỴ VỚI TÔM, NÊN HẠN CHẾ KẾT HỢP

  • Ngày đăng : 01/03/2023
  • |
  • 193 lượt xem

KHÁM PHÁ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA TÔM

Tôm là một trong những loại động vật có vỏ được tiêu thụ phổ biến, cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng quan trọng không có nhiều trong các thực phẩm khác ví dụ như i - ốt. Đây là loại thực phẩm ít calo nhưng giàu giá trị dinh dưỡng. Mỗi khẩu phần tôm khoảng 85g cung cấp khoảng 84 calo cho cơ thể cùng hơn 9 loại vitamin và khoáng chất khác nhau.

  • Protein: Tôm chứa tất cả các axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể. Đây là cách tốt nhất giúp cơ thể tăng hàm lượng protein mà không cần phải bổ sung thêm chất béo bão hòa. Bạn sẽ nhận được khoảng 20.1g protein trên một khẩu phần ăn 100g tôm.

  • Vitamin và khoáng chất: Tôm có một hồ sơ dinh dưỡng ấn tượng với đầy đủ các vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể. 100g tôm có 35g mangan, 214g phốt pho, 0.25g sắt, 264mg kali, 1.34g kẽm, 35mg magie và 119 mg natri…

  • Chất béo: Tôm là thực phẩm chứa ít chất béo, nhỏ hơn 1g trong mỗi khẩu phần ăn. Hầu hết chất béo trong tôm đến từ axit béo omega 3 có lợi và chất béo không bão hòa đa. Một điều bạn nên lưu ý là hàm lượng chất béo trong tôm có thể thay đổi tùy thuộc vào cách chế biến.

Tôm là một trong những loại động vật có vỏ được tiêu thụ phổ biến

Tôm là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng nhưng lại ít calo. Loại hải sản này chủ yếu được tạo thành từ nước và protein. Cụ thể, trong 100g tôm đã nấu chín chứa 99 calo và những thành phần dinh dưỡng sau:

• Chất béo: 0,3g
• Carbs: 0,2g
• Protein: 24g
• Cholesterol: 189 mg
• Natri: 111mg
• Canxi: 70mg
• Magie: 39mg
• Kali: 259mg

Ngoài ra, trong thịt tôm còn có hơn 20 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu như:

• Vitamin B12
• Iốt
• Selen
• Kẽm
• Phốt pho
• Sắt
• Đồng
• Mangan
• Axit béo omega-3 và omega-6

8 THỰC PHẨM NÊN HẠN CHẾ KẾT HỢP VỚI TÔM

1. Tôm kỵ với gì? Tôm kỵ với trái cây, rau củ giàu vitamin C

Vỏ tôm chứa nhiều asen pentavenlent. Chất này không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên khi kết hợp với trái cây hay rau củ giàu vitamin C sẽ bị chuyển hóa thành asen trioxide. Nếu tiêu thụ với lượng nhiều có thể gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Tôm kỵ với trái cây gì chứa nhiều vitamin C? Những loại trái cây giàu vitamin C dưới đây không nên ăn cùng tôm:

• Kiwi
• Dâu tây
• Dưa lưới
• Đu đủ
• Ổi
• Dứa

Do đó, bạn hãy tráng miệng với các loại trái cây này ít nhất trước hoặc sau khi ăn tôm khoảng 1 – 2 tiếng.

Tôm kỵ rau củ gì? Tôm kỵ với những loại rau củ giàu vitamin C như cà chua, cà rốt, súp lơ trắng, ớt chuông, bông cải xanh, cải xoăn.

Cháo tôm kỵ với rau gì? Khi nấu cháo tôm cho bé, bạn nên chú ý không nên kết hợp với các loại rau củ trên nhé!

Tôm kỵ với gì? Tôm kỵ với trái cây, rau củ giàu vitamin C

2. Tôm kỵ với thực phẩm, đồ uống chứa nhiều axit tanin

Tôm kỵ ăn chung với gì? Tôm giàu canxi, không nên kết hợp với thực phẩm, đồ uống chứa nhiều axit tanin. Cụ thể, axit tanin kết hợp với canxi sẽ tạo ra hợp chất không hòa tan. Đây là nguyên nhân khiến dạ dày có cảm giác khó chịu, buồn nôn, đau bụng.

Các thực phẩm và đồ uống dưới đây thường chứa nhiều axit tanin:

• Quả ổi
• Quả sung
• Mướp đắng (khổ qua)
• Cải xoăn
• Rau má
• Nước trà
• Cà phê

3. Tôm kỵ gì? Tôm kỵ với bí đỏ

Tôm chứa nhiều đạm, có vị ngọt, mặn, tính ấm. Trong khi đó, bí đỏ giàu tinh bột, có vị ngọt, tính hàn. Theo Đông y, hai loại thực phẩm này đối nghịch nhau.

Tôm ăn chung với bí đỏ gây ra phản ứng pectin. Đây là phản ứng làm chậm quá trình hoạt động của các enzyme phân hủy đường và tinh bột. Tình trạng này làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu.

4. Tôm kỵ nấu với gì? Tôm kỵ với thịt bò

Tôm kỵ nấu chung với thịt bò. Tôm là hải sản chứa nhiều magie và canxi. Thịt bò giàu phốt pho và các dưỡng chất khác. Những chất này đều tốt cho sức khỏe xương khớp và cơ bắp.

Tuy nhiên, tôm nấu chung với thịt bò lại không tốt cho sức khỏe. Hàm lượng canxi và magie trong tôm khi kết hợp với phốt pho trong thịt bò gây phản ứng kết tủa. Phản ứng này làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng của món ăn. Nếu phản ứng này diễn ra thường xuyên sẽ gây nên tình trạng sỏi mật, sỏi thận.

5. Tôm kỵ với gì? Tôm kỵ với thịt gà

Thịt gà là một trong những thực phẩm nằm trong danh sách tôm kỵ với thực phẩm gì. Theo Đông y, tôm và thịt gà đều có tính ôn, vị ngọt. Tuy nhiên, ăn chung tôm với thịt gà có thể gây tình trạng dị ứng, ngứa ngáy, đầy hơi, khó tiêu.

6. Tôm kỵ với đậu nành

Tôm và đậu nành đều chứa nhiều canxi và protein. Nếu ăn tôm với đậu nành, có nghĩa là bạn đang tiêu thụ hai loại thực phẩm giàu canxi và protein cùng một lúc. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, gây đầy hơi, khó tiêu.

Nếu ăn tôm với đậu nành, có nghĩa là bạn đang tiêu thụ hai loại thực phẩm giàu canxi và protein cùng một lúc. 

7. Tôm kỵ với gì? Tôm kỵ với sữa

Tôm và sữa đều giàu canxi. Uống sữa trong khi ăn tôm sẽ khiến hệ tiêu hóa khó hấp thụ canxi. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ gây sỏi thận.

Tôm kết hợp với sữa có thể gây dị ứng, đau bụng, nôn mửa. Tốt nhất, bạn chỉ nên uống sữa cách từ 2 – 4 tiếng trước hoặc sau khi ăn tôm.

8. Tôm kỵ với đồ uống có cồn

Nhiều người có thói quen uống rượu bia khi ăn tôm hoặc nấu tôm chung với bia.

Nhiều người có thói quen uống rượu bia khi ăn tôm hoặc nấu tôm chung với bia.

Hàm lượng purin trong tôm khi vào cơ thể sẽ sản sinh ra axit uric. Trong khi đó, các loại đồ uống vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit lactic. Axit lactic là chất có khả năng làm ức chế quá trình bài tiết axit uric. Do đó, sự xuất hiện của axit lactic sẽ khiến axit uric tích tụ nhiều trong cơ thể. Axit uric tăng cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh gout.

NHỮNG NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN TÔM

Mặc dù tôm là thực phẩm chứa nhiều chất có lợi cho cơ thể nhưng nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe thì trước khi ăn tôm cần lưu ý một số điều, đó là:

Người dị ứng với hải sản

Nhiều người có làn da nhạy cảm, dị ứng hải sản cần suy nghĩ kỹ trước khi ăn tôm, vì ăn tôm sẽ khiến da mẩn đỏ, mẩn ngứa, khó chịu, nguy hiểm cho cơ thể, nếu không sẽ dẫn đến tử vong. Điều trị thích hợp và kịp thời.

Người bị bệnh dạ dày

Những người có dạ dày không khỏe mạnh thường phản ứng với thức ăn lạnh như hải sản. Đối với những người này, hệ thống đường ruột nhạy cảm với các hợp chất có trong thịt tôm nên dễ mắc các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy.

Người bị ho hoặc hen suyễn

Vỏ tôm, tôm càng khi ăn tôm thường mắc vào họng nên người ăn dễ bị ngứa, ho. Hơn nữa, người bị ho ăn tôm càng khiến cơn ho kéo dài và lâu khỏi hơn. Lâu dần cơ thể sẽ mệt mỏi, suy nhược. Ngoài ra, những người bị hen suyễn hoặc các bệnh đường hô hấp khác nên tránh xa tôm vì chúng có thể gây kích ứng cổ họng và gây co thắt phế quản.

Người bị mắt đỏ

Nếu bạn bị đau mắt đỏ, tôm hoặc các loại hải sản khác có thể khiến bệnh đau mắt đỏ trở nên tồi tệ hơn. Hãy cẩn thận và tránh xa tôm khi bạn bị đau mắt đỏ.

Những người bị bệnh khớp

Tôm là loại hải sản rất giàu i-ốt, tuy chứa nhiều canxi rất tốt cho sự phát triển và sức khỏe của hệ xương khớp. Vì vậy, những người bị bệnh xương khớp khi ăn vào có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Hơn nữa, khi tiêu thụ quá nhiều tôm sẽ khiến cơ thể con người nạp nhiều Purine, đây là chất lắng đọng các tinh thể Acid Uric trong khớp làm cho bệnh xương khớp nặng thêm, và khiến cơ thể bị bệnh gút, và một số bệnh khác.

Người có cholesterol cao

Thịt tôm có hàm lượng cholesterol cực cao, đặc biệt là có tới 12 mg trong 100 gam tôm. Vì vậy, những người mắc bệnh tim mạch, máu nhiễm mỡ hay cholesterol cao nên tránh sử dụng tôm trong bữa ăn hàng ngày.

Vậy, bài viết này đã trả lời cho câu hỏi tôm kỵ gì, những ai không nên ăn tôm cùng với các lưu ý khi ăn tôm để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tất cả đã được Senny.vn bật mí rồi nhé, chúc bạn có thêm nhiều sức khỏe.

>>Xem thêm: PHA TRÀ DỨA VÀNG THƠM BÙNG VỊ UỐNG MỖI NGÀY GIÚP THANH LỌC CƠ THỂ HIỆU QUẢ