Hiểu đúng về bánh ăn kiêng. Bạn có đang ăn phải bánh keto

HIỂU ĐÚNG VỀ BÁNH ĂN KIÊNG. BẠN CÓ ĐANG ĂN PHẢI BÁNH KETO "NHỒI ĐƯỜNG"

  • Ngày đăng : 29/03/2023
  • |
  • 358 lượt xem

Bánh ngọt không đường dành cho chế độ ăn kiêng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nếu bạn đang theo chế độ ăn Keto để duy trì vóc dáng thon gọn và cải thiện sức khoẻ mà vẫn thèm bánh thì phải làm sao? Chắc hẳn bạn đã nghe về món bánh Keto khi thực hiện chế độ ăn kiêng. Vậy bánh Keto là gì? Hiểu đúng về bánh ăn kiêng. Bạn có đang ăn phải bánh keto "nhồi đường".

Tại sao bánh ăn kiêng ngày nay lại là lựa chọn của nhiều người? Đó là bởi vì bánh ăn kiêng thường được làm từ các nguyên liệu lành mạnh hơn cho sức khỏe như bột mì nguyên cám, bột mì đen, trái cây, đậu phộng, hạt chia... thay vì các thành phần không tốt cho cơ thể như đường, bơ, kem, mỡ động vật... 

Bánh Keto là gì?

Chế độ ăn Keto (còn gọi là Ketogenic) hiện nay càng được nhiều người ưa chuộng và áp dụng để có một vóc dáng cân đối. Khi theo chế độ ăn kiêng Ketogenic, lượng carbohydrate được tiêu thụ giảm đáng kể, chỉ còn 20 đến 50 gam mỗi ngày. Cơ thể bạn sẽ lấy năng lượng chủ yếu từ các chất béo tốt (chiếm 70%) và protein (20%) thay vì lượng glucose có trong carbohydrate (10%). Quá trình này còn gọi là Ketosis.

Trái với nguyên tắc của chế độ ăn Keto, nhiều loại bánh lại chứa một lượng tinh bột và đường rất lớn. Đây dường như là “kẻ thù” của các bạn ăn kiêng. Thế nhưng, khi biến tấu các nguyên liệu bạn sẽ có món bánh Keto hấp dẫn không kém gì những chiếc bánh thông thường như bánh trung thu Keto, bánh bao Keto, bánh mì đen, bánh quy phô mai Cheddar, bánh lưỡi mèo hạnh nhân, bánh bông lan Keto,…

Bánh Keto chứa những thành phần phù hợp với bữa ăn keto như:

  • Trứng gà.
  • Các loại hạt dinh dưỡng: Hạnh nhân, óc chó, hạt bí ngô, hạt chia,…
  • Sữa nhiều chất béo: Sữa chua, bơ,…
  • Phô mai: Các loại phô mai chưa qua chế biến như cream cheese, cheddar, mozzarella,…
  • Rau xanh: Bông cải, hành tây, dưa chuột, ớt chuông,…
  • Các loại thịt giàu protein: Thịt heo, thịt bò,…

Lợi ích của việc ăn bánh Keto

Sau khi tìm hiểu bánh Keto là gì, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những lợi ích của việc ăn bánh Keto nhé. Bạn có tự hỏi vì sao bánh Keto lại được nhiều chị em áp dụng vào thực đơn giữ gìn vóc dáng của mình? Đó là vì những lợi ích to lớn mà những chiếc bánh này mang lại. Những lợi ích này bao gồm:

  • Giảm cân: Lợi ích nổi bật nhất của bánh Keto là giúp giảm cân hiệu quả. Với thành phần chứa nhiều chất béo sẽ giúp bạn có cảm giác nhanh no, no lâu và hạn chế thèm ăn.
  • Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường hiệu quả, giảm số đo vòng eo nhờ việc đốt cháy chất béo. Điều này giúp bạn giảm những yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường type 2.
  • Hàm lượng chất béo cao trong bánh giúp cơ thể có được nguồn năng lượng dồi dào cho ngày dài. Từ đó cải thiện được sức khoẻ thể chất cũng như hiệu quả công việc.

Vậy làm thế nào để hiểu đúng về dòng bánh ăn kiêng này?

Trên thị trường hiện nay có hai dòng bánh ăn kiêng chính là low carb, no carb (không đường, không tinh bột) và low calories, GI thấp (bánh healthy, eat clean). 

Bánh Low Carb, No Carb

Low Carb là viết tắt của từ Low-Carbohydrate, nghĩa là ít đường, tinh bột. Quy tắc ăn theo Low Card hạn chế gần như tuyệt đối thực phẩm có tinh bột, đường như cơm, mì, ngô, khoai, bánh kẹo ngọt, hoa quả nhiều đường,... và ăn không hạn chế chất đạm và chất béo. 

Chế độ ăn này thường được những người ăn kiêng theo chế độ Keto, chế độ Das và bệnh nhân tiểu đường áp dụng. Các loại bánh Keto, Das tuyệt đối không có carb, hoặc nếu có thì cực kỳ ít, vì điều này ảnh hưởng đến sự tăng đường huyết và vượt khỏi chế độ ketosis (trạng thái trao đổi chất tự nhiên mà thay vì dùng carb sản sinh năng lượng nuôi dưỡng thì xeton - 1 chất hữu cơ từ chất béo sẽ thực hiện vai trò đó). 

Bởi vậy, các loại bánh Keto này không được có tinh bột từ các loại như bột mì, bột gạo, ngô, khoai, sắn, yến mạch, bột lúa mạch đen, bột nguyên cám,... Đặc biệt các loại đường như đường (sucrose, saccharose, fructose,...) có trong đường trắng, đường phèn, đường vàng, đường thốt nốt, mật ong, mật mía, hoa quả ngọt đều không được dùng.

Điều này cho thấy các loại bánh Keto được thực hiện theo quy tắc khá gắt gao. Các nguyên liệu được sử dụng làm bánh thường là trứng, bột hạnh nhân (để thay cho bột mì), bột dừa, bột hạt lanh, đường ăn kiêng từ cỏ ngọt, hạt nhiều dầu ít tinh bột như macca, lạc, hay konjac (khoai nưa) thay cho thạch,...

Cho nên, với các loại bánh ăn kiêng thì vị chắc chắn không bắt miệng như đường bình thường. Vị ngọt này có thể hơi khó ăn, hơi "ngang" và kết cấu bánh không được bông mịn như bình thường, hơi thô và cứng vì bánh làm từ hạt thay vì bột.

Bánh Low Calories, GI thấp (healthy, eat clean)

Các dòng bánh healthy hay eat clean đúng chuẩn phải được làm từ những nguyên liệu chuyển hóa chậm, GI thấp, chậm tăng đường huyết. Chỉ số GI là chỉ số đường huyết của thực phẩm chứa tinh bột. Điều này thể hiện mức độ ảnh hưởng của thực phẩm đến đường huyết. Các nguyên liệu được sử dụng thường là yến mạch, bột nguyên cám, bột lúa mạch đen,...

Khi làm bánh healthy kiểu này phải tính kỹ calories trên từng thành phần của bánh để cho người dùng có thể tính toán lượng nạp calo mỗi ngày. Công đoạn này rất khó kiểm chứng bởi các nguyên liệu làm bánh và lượng calories không phải người làm bánh nào cũng kiểm soát được. 

Bánh làm từ các nguyên liệu thô này nhìn chung không dễ ăn, không nịnh miệng. Bởi vì chúng cứng, màu hơi nâu, kết cấu khô hơn bình thường. Nếu bánh được bày bán trắng mịn, mềm mại, ăn ngon ngọt không khác gì bánh thường thì đây không phải bánh healthy hay bánh keto. 

Nhìn chung, các loại bánh ăn kiêng nhiều người tin dùng không phải vì chúng thơm ngon như bình thường, mà vì chính những hạn chế đó quyết định đến sức khỏe và phải sử dụng nguyên liệu thay thế. Bánh khó ăn, mùi vị có thể không hấp dẫn, cho nên các loại bánh ngọt bình thường gắn nhãn bánh Keto, bánh healthy, eat clean thì cần tỉnh táo phân biệt. 

Làm thế nào để phân biệt bánh có tinh bột, đường?

Theo chị Ánh Ngọc, sống tại TP. Hồ Chí Minh, là người làm bánh lâu năm có kinh nghiệm, chị sử dụng giấy test iod để phát hiện bánh Keto "phake". Bánh Keto giả nếu có tinh bột, dùng iod nhỏ vào bánh, iod sẽ chuyển sang màu đen. Nếu có đường, thì phải thử đường huyết của người sử dụng. 

Các chế độ ăn kiêng, giảm cân chẳng hạn như ăn kiêng ketogenic (Keto) là chế độ ít carb, nhiều béo và protein vừa phải. Chế độ ăn này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm cân, kiểm soát lượng đường trong máu. Khi cắt giảm lượng carb cần thiết trong chế độ ăn Keto là đạt được ketosis. Khi thực hiện chế độ ăn này cần kiểm chứng cơ thể có đang trong trạng thái ketosis hay không để điều chỉnh việc ăn uống. Ví dụ khi dùng các loại bánh ăn kiêng thì cần kiểm tra xem lượng carb trong bánh như thế nào. 

Tương tự, có thể dùng que thử nước tiểu để kiểm tra cơ thể có đang trong trạng thái ketosis hay không. Que thử này ban đầu những người mắc tiểu đường loại 1 thường dùng để kiểm tra. Với những người cần kiểm soát lượng đường trong máu nghiêm ngặt thì việc sử dụng que thử Keto là cần thiết. Tuy nhiên, nếu người không bệnh lý, chỉ muốn hạn chế ăn đường hoặc tinh bột thì cách này có phần phức tạp. 

Thay vào đó, có thể dùng dung dịch iodine làm thuốc thử để nhận biết tinh bột. Bởi dung dịch iodine tác dụng với tinh bột tạo ra dung dịch có màu xanh tím đặc trưng.

Tóm lại, khi muốn mua bánh ăn kiêng, bạn có thể nhìn vào kết cấu bánh và hương vị để chọn được bánh đúng như yêu cầu. Ngoài ra, cần tỉnh táo trước các lời quảng cáo thổi phồng, dù nguyên liệu có "xịn" đến đâu đi nữa thì bánh ăn kiêng cũng khó ngon ngọt như bánh bình thường. Ngoài ra, việc tìm mua ở các cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng cũng rất cần thiết. 

>>Xem thêm: NƯỚC LAU SÀN SENNY SẢ CHANH CHIẾT XUẤT TỰ NHIÊN, KHÔNG GÂY KÍCH ỨNG DA