Email : contact@vilacojsc.com
-
-
Hotline : 1800.58.58.86
Email : contact@vilacojsc.com
Hotline : 1800.58.58.86
Cứ mỗi năm tới dịp Tết về thì thứ không thể thiếu để trang trí tết trên bàn thờ gia tiên đó là mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả bày trên bàn thờ ngày Tết không chỉ khiến không khí Tết lan tỏa khắp nơi mà còn mang ý nghĩa tâm linh hết sức quan trọng.
Dù cho mỗi miền sẽ có cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau đều mang chung 1 ý nghĩa khi đặt lên bàn thờ chính là thể hiện lòng biết ơn, bày tỏ lòng thành kính, lòng hiếu thảo và nhớ đến cội nguồn tổ tiên.
Thông qua các loại quả trong mâm ngũ quả còn thể hiện những mong ước về những điều tốt đẹp, bình an và may mắn đến với gia đình, ngoài ra mân ngũ quả còn tượng trưng cho sự hòa hợp của đất trời, của âm dương vạn vật hòa hợp sinh sôi nảy nở.
Mâm ngũ quả với ý nghĩa nhớ ơn cội nguồn tổ tiên
Mâm ngũ quả ngày tết mang ý nghĩa nhớ ơn cội nguồn tổ tiên
Mâm ngũ quả ngày Tết thường sẽ có ít nhất 5 loại quả được bày trí trong mâm với 5 màu sắc khác nhau, 5 màu này theo quan niệm Phật giáo còn tượng trung cho “ ngũ thiện căn “ là tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), huệ căn (sáng suốt), vì vậy các loại quả khi được trưng trong mâm ngũ quả đều có ý nghĩa riêng.
Cơ bản trong mâm ngũ quả ngày Tết thường có 5 loại quả này chính là : mãng cầu (quả na), thơm, dừa, đu đủ, xoài, tuy nhiên mỗi địa phương sẽ có những biến tấu với những loại quả khác nhau, do đó mỗi vùng sẽ có những mâm ngũ quả mang nét đặctrưng riêng. Ngoài ra mâm ngũ quả còn trang trí thêm những loại quả có màu sắc sặc sở và mang ý nghĩa tốt lành khác, xem qua ý nghĩa của các loại quả nhé.
Các loại quả thường có mặt trong mâm ngũ quả
Các loại quả thường có mặt trong mâm ngũ quả
Mâm ngủ quả thường được bày rất đầy đặn với nhiều loại quả có nhiều màu sắc tươi sáng khác nhau, mỗi vùng miền khác nhau lại có những loại quả thay thế khác tạo ra những nét đặc trưng riêng cho mâm ngũ quả của từng vùng miền. Cùng tham khảo qua cách bày mâm ngũ quà ngày tết của 3 miền Bắc – Trung – Nam xem có gì đặc biệt nhé.
Đặc trưng của mâm ngũ quả miền Bắc chính là nải chuối được đặt chính giữa của mâm, bên trên sẽ là quả bưởi hoặc quả phật thủ có màu vàng giúp làm nổi bật phần trung tâm của mâm ngũ quả.
Những loại quả nhỏ khác như: quýt, xoài, táo, thanh long, … được trang trí xung quanh sao cho thích hợp và giúp cho phần trung tâm được vững chắc hơn, nêm lắp đầy các khoảng trống bên dưới nải chuối để mâm ngũ quả trông đầy đặn hơn nhé.
Mâm ngũ quả miền Bắc
Mâm ngủ quả miền Trung cũng gần giống với mâm ngũ quả miền Bắc, cũng sử dụng các loại quà to nặng đặt ở giữa để làm trụ như: chuối, bưởi, mãng cầu, dưa hấu, … và dùng các loại quả nhỏ hơn như: quýt, táo, nho, xoài, … để chèn vào những vị trí còn trống.
Đặc biệt mâm ngũ quả miền Trung còn được nhiều người trang trí thêm những bông hoa cúc vàng giúp cho mâm ngũ quả thêm sặc sỡ và tươi sáng.
Mâm ngũ quả miền Trung
Khác với miền Bắc và miền Nam, người miền Nam quan niệm rằng quả “ chuối “ phát âm như từ “ chúi “ mang đến những điều không suôn sẻ, khó ngẩng đầu lên mà làm ăn, tương tự cam và quýt cũng dễ liên tưởng đến “ quýt làm cam chịu “ nên cho rằng đây là điều không hay, vì vậy các loại quả này sẽ không có mặt trong mâm ngũ quả của người miền Nam.
Mâm ngũ quả miền Nam khá đơn giản, bao gồm những loại quả mà khi đọc sẽ liên tưởng đến những điều tốt lành đó là : mãng cầu, thơm, dừa, đu đủ, xoài khi đọc lái sẽ giống như “ cầu thơm vừa đủ xài “ với ý nghĩa mong ước năm mới với những điều tốt lành đến, cầu mong ở mức vừa đủ xài trở lên. Hoặc trang trí những quả sung xung quanh với ý nghĩa cầu cho 1 năm sung túc đủ đầy.
Cách bày mâm ngũ quả miền Nam cũng dùng những quả lớn như dừa, mãng cầu, thơm để làm phần trụ chính, những quả nhỏ sẽ chèn xung quanh sao cho hợp lý và giúp cho phần quả ở giữa được đứng vững hơn.
Ngoài mâm ngũ quả thì người miền Nam còn chưng 1 cặp dưa hấu đỏ ở 2 bên của mâm ngũ quả, phía trên quả dưa hấu thường được dán chữ “ phúc “ và “ lộc “ với quan niện rằng sẽ đem đến những điều may mắn phúc đức và tài lộc cho gia đình.
Mâm ngũ quả miền Nam
Mâm ngũ quả bày khá đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của các loại quả, số lượng quả và những loại quả nào nên đặt trong mâm. Cùng xem qua những lưu ý khi trình bày mâm ngũ quả nhé.
Mâm ngũ quả Tết với nhiều loại quả khác nhau
Mâm ngũ quả mỗi miền sẽ khác nhau nên những loại quả trong mâm cũng khác nhau, ví dụ như mâm ngũ quả miền Bắc và miền Trung thường có chuối nhưng đối với miền Nam thì lại kỵ chuối trong mâm ngũ quả. Vì vậy khi chọn các loại quả để trình bày bạn cần lưu ý đến phong tục vùng miền của mình.
Bạn nên chọn những quả vừa chín để trang trí mâm ngũ quả vì lúc này quả sẽ có màu tươi sáng, đẹp nhất và giữ được màu lâu. Ưu tiên chọn mua những quả còn đầy đủ cả cuống và lá, lớp vỏ ngoài căng bóng không bị trầy xước hay khuyết điểm gì.
Số lượng quả cũng mang ý nghĩa phong thủy rất lớn trong mâm ngũ quả, ví dụ khi chọn mua chuối, bạn nên chọn mua những nãi có số quả chuối lẻ, trái to tròn đều và có hình dáng như bàn tay ngửa lên để hứng tài lộc, che chở và bảo bọc cho gia đình.
Mâm ngũ quả là mâm gồm 5 loại quả khác nhau, ngoài ra bạn có thêm dùng 1 số loại quả nhỏ hơn để chèn vào những vị trí trống trong mâm ngũ quả. Tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều loại quả khác nhau, bạn không nên tham lam mà chưng quá nhiều loại quả lên mâm, vừa không đẹp mắt dễ bị rối khi nhìn vào tổng thể còn còn dễ rơi đổ và quá nhiều quả chồng lên nhau.
Bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về mâm ngũ quả ngày Tết, ý nghĩa mâm ngũ quả cũng như cách sắp xếp và những lưu ý khi bày mâm ngũ quả, hy vọng sẽ hữu ích và giúp bạn trình bày 1 mâm ngũ quả thật ý nghĩa vào dịp Tết nhé.
>>Xem thêm: NHÀ SẠCH KHUẨN, BÉ THỎA THÍCH VUI CHƠI VÌ ĐÃ CÓ SENNY THIÊN NHIÊN LAU SÀN SẢ CHANH