Cảnh báo 4 kiểu ăn cua vừa bẩn vừa độc mà rất nhiều gia đình đang mắc phải

CẢNH BÁO 4 KIỂU ĂN CUA VỪA BẨN VỪA ĐỘC MÀ RẤT NHIỀU GIA ĐÌNH ĐANG MẮC PHẢI

  • Ngày đăng : 03/11/2020
  • |
  • 597 lượt xem

 Sina (TQ) đưa tin về trường hợp ngộ độc hải sản của một gia đình 3 người tại sống tại Thâm Quyến. Gia đình này được đưa đến cấp cứu tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Quảng Đông, Thâm Quyến trong tình trạng sốt, đau bụng, chướng bụng, mệt mỏi, chán ăn và ho khan.

Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ nhận ra lượng bạch cầu ái toan trong máu của 3 bệnh nhân này đều tăng lên rất cao. Bạch cầu ái toan vốn là một biểu hiện của vấn đề về huyết học, thường xảy ra do dị ứng hoặc nhiễm khuẩn vì thế các bác sĩ của bệnh viện quyết định kiểm tra chuyên sâu hơn cho họ.

d4f7-izeysaz7113042.gif

Sau khi được chụp CT và kiểm tra về kháng thể ký sinh trùng, bác sĩ nhận ra cả 3 người đều đã nhiễm sán lá phổi. Sán lá phổi là một loại sán ký sinh, thường tấn công vùng phổi nhưng cũng có thể xâm nhập và làm tổn thương màng não, gây đau đầu dữ dội, làm teo dây thần kinh mắt, liệt nhẹ tay chân hoặc rối loạn tâm thần. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

May mắn thay, sau 1 tháng điều trị tích cực, 3 thành viên trong gia đình này đã bình phục và xuất viện.

Vì sao ăn cua lại có thể nhiễm sán lá phổi?

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, sán lá phổi xuất hiện khi một người bị nhiễm loài sán lá thuộc giống Paragonimus. Một số người ăn cua nhiễm sán lá phổi chủ yếu vì ăn cua ướp muối, ngâm, hun khói, sấy khô, cua sống hoặc tái, hoặc bị chế biến kém vệ sinh.

Bệnh sán lá phổi thường gây ho, đau ngực và đờm dính máu, đau ngực kèm theo khó thở và sốt... Nếu giun xâm nhập vào não có thể bị đau đầu, chóng mặt, động kinh. Ngoài ra, nó cũng có thể xuất hiện dưới dạng nốt hoặc khối dưới da.

1000.jpg

Một số người ăn cua nhiễm sán lá phổi chủ yếu vì ăn cua ướp muối, ngâm, hun khói, sấy khô, cua sống hoặc tái...

Các biểu hiện lâm sàng của sán lá phổi rất phức tạp và đa dạng, khởi phát chậm, thời gian ủ bệnh có thể ngắn vài ngày hoặc lâu nhất là hơn 10 năm, chủ yếu là 3 đến 6 tháng.

Khi đã được chẩn đoán nhiễm sán lá phổi, bạn nên đến khám chuyên khoa nhiễm khuẩn của bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt, không để tình trạng bệnh kéo dài.

>>Xem thêm: 20 phút chị em có ngay món đồ uống đánh tan mỡ bụng lì lợm đáng ghét

4 sai lầm cần tránh khi ăn cua để không nhiễm bệnh

- Không ăn cua chết

Cua chết thường có giá thành rẻ hơn cua tươi sống rất nhiều, tuy nhiên bạn không nên tham rẻ mà cố ăn bởi sau khi cua chết, các vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở và ăn mòn các axit amin có trong thịt cua. Lúc này, không chỉ có độ ngậy và mùi vị cua giảm đáng kể mà còn sản sinh ra một số axit amin sinh học có hại cho cơ thể con người, gây ra các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, dị ứng... trường hợp nặng hơn có thể gây sốc hoặc suy nội tạng. Cua chết càng lâu thì lượng chất độc hại tích tụ trong cơ thể càng nhiều.

1000 (1).jpg

Cua chết thường có giá thành rẻ hơn cua tươi sống rất nhiều, tuy nhiên bạn không nên tham rẻ mà cố ăn bởi sau khi cua chết, các vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở và ăn mòn các axit amin có trong thịt cua.

- Không ăn cua sống, tái

Một con cua sống có chứa rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh trong thủy sản có vỏ, dễ gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính, thậm chí có thể gây nhiễm trùng máu. Cho dù cua đã được ngâm nước muối hay ngâm rượu cũng không thể có tác dụng khử trùng. Do đó chúng ta cần sơ chế kỹ và nấu thật chín trước khi ăn để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Không nên ăn cua sống, cua tái, cua ngâm... Cách chế biến đúng là luộc hoặc hấp, sau khi hấp trong nồi 15 phút cua sẽ chín kỹ giúp tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Cua chín nên ăn ngay, không nên bảo quản lâu.

1000 (2).jpg

Bạn không nên ăn cua sống, cua tái, cua ngâm.

- Không nên ăn quá nhiều cua 

Trung bình 100g thịt cua có chứa 267 mg cholestero, 100g gạch cua biển chứa gần 466mg cholesterol vì vậy không nên ăn quá nhiều cua trong mỗi lần. Những người bị bệnh gút, mỡ máu, cholesterol cao cần ăn cua theo chỉ định của bác sĩ.

- Không ăn những bộ phận trên mai cua

Khu mai cua chứa chủ yếu là cơ quan hô hấp của cua, có chức năng lọc nước bên ngoài nên rất dễ tích tụ kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác. Nửa phía trước của mai cua - hình tam giác trước mắt cua là dạ dày cua, đường màu đen là ruột cua - nơi dễ bị tích tụ chất bẩn nên tránh ăn. Phần hình lục giác nằm chính giữa trong gạch cua được gọi là nội tạng của cua, nên tránh ăn nhiều vì có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy.