Đến hẹn lại lên - thị trường bánh kẹo nhái

ĐẾN HẸN LẠI LÊN - THỊ TRƯỜNG BÁNH KẸO NHÁI

  • Ngày đăng : 26/12/2017
  • |
  • 2,004 lượt xem

Tết Nguyên đán là cao điểm tiêu thụ bánh kẹo trong năm. Cứ mỗi dịp Tết đến, các doanh nghiệp bánh kẹo lại tung ra thị trường hàng chục nghìn tấn bánh kẹo phục vụ người tiêu dùng với nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú. Ăn theo sự sôi động của thị trường, các cơ sở sản xuất bánh kẹo nhái lợi dụng tung hoành “sáng tác” mẫu mã theo các thương hiệu lớn để trục lợi.

Hầu như tất cả các thương hiệu lớn từ trong nước (Hữu Nghị, Hải Hà…) đến những thương hiệu ngoại (Orion, Danisa…) đều được làm nhái giống đến mức kinh ngạc. Nếu không để ý, rất nhiều người sẽ nhầm lẫn vì mẫu mã của hàng nhái giống đến 99% so với hàng thật, chỉ khác cái tên. Thậm chí, nhiều cái tên cũng cố tình nhái cho thật giống với hàng thật để “qua mắt” người tiêu dùng. Hãy cùng Nước rửa chén Senny tìm hiểu về thị trường bánh kẹo nhái !

bánh kẹo nhá

Thị trường bánh kẹo nhái tràn lan

Một cái hẹn định kì nhất định có trong năm - thị trường bánh kẹo nhái, nhưng người tiêu dùng vẫn luôn hỏi lại sao còn tồn tại tình trạng này ?

Ham của rẻ hay do kinh tế không đủ điều kiện ?

Sắp đến Tết, thị trường bánh kẹo lại trở nên sôi nổi nhộn nhịp, tại chợ Đồng Xuân - nơi được coi là thủ phủ của các mặt hàng tiêu dùng, có rất nhiều quầy hàng bán bánh kẹo phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Phần lớn bánh kẹo, mứt được đóng trong những túi nilon lớn, đặc biệt là đều không ghi nơi sản xuất, thời hạn sử dụng hoặc nếu có thì chỉ là một mẩu giấy đơn giản.

Cũng như mọi năm những mặt hàng này có giá rất rẻ chỉ từ 30.000đ - 45.0000đ tùy từng loại. Được biết những mặt hàng này được nhiều người, đặc biệt là khách lấy buôn ở tỉnh lẻ ưa chuộng vì có giá phải chăng.

Chị Thanh, chủ cửa hàng tạp hóa trên đường Phan Văn Trị (quận Bình Thạnh) cho biết giỏ quà Tết dùng sản phẩm nhái thương hiệu thì giá bán rẻ hơn rất nhiều. Cụ thể, mỗi giỏ quà đầy đủ các loại rượu, nước ngọt và bánh kẹo có giá dao động từ 200.000 đến 345.000 đồng, trong khi nếu sử dụng hàng nội địa cao cấp thì con số này có thể cao gấp 3 đến 4 lần, nhưng sức mua không mạnh.

“Một hộp bánh Danisa loại 681 gram sản xuất theo công nghệ và hình ảnh độc quyền của Đan Mạch khi nhập khẩu về Việt Nam có giá 186.000 đồng, nhưng nếu dùng hàng nhái thương hiệu này thì chưa đến 40.000 đồng. Phần đông khách hàng ở đây là công nhân, người lao động có thu nhập thấp nên dù biết có sản phẩm nhái trong giỏ quà nhưng họ vẫn chấp nhận vì hợp túi tiền, coi như mua không khí Tết”, chị Thanh chia sẻ.

bánh kẹo nhái

Người tiêu dùng dù biết có hàng nhái nhưng vẫn chấp nhận mua vì giá rẻ

Có thể thấy rằng, việc giá cả các mặt hàng quá cao trong những ngày Tết khiến người dân cảm thấy "điêu đứng" và cần những giải pháp như mua chính hàng nhái có giá thấp hơn để có thể sở hữu trong tay mặt hàng tương tự. Việc này cũng cho thấy, tuy Cơ quan chức năng đã cùng vào cuộc nhưng nếu không có sự chấp nhận sử dụng của người tiêu dùng thì hàng hóa sao có thể lưu hành ?

Tác hại của bánh kẹo nhái

Những sản phẩm bánh kẹo nhái bao giờ cũng không thể có chất lượng giống như hàng thật. Chưa kể đến hàng loạt các chất độc hại có trong thành phần của sản phẩm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

bánh kẹo nhái

Các sản phẩm bánh kẹo không rõ nguồn gốc tại chờ đầu mối

Bánh kẹo nhái - Hàng hết hạn

Nhiều người đã cố gắng xem kĩ các mặt hàng trước khi mua nhưng vẫn không tránh được hàng giả cho đến khi bóc ra và sử dụng. Những chiếc bánh, chiếc kẹo bị chảy nước, mốc hay bên trong ghi hết hạn trên vỏ là chuyện không còn xa lạ với người tiêu dùng.

Chứa các chất phụ gia, không rõ nguồn gốc

Với mức giá quá rẻ cho những thực phẩm ngày Tết, nhiều người nghĩ rằng mình đã mua được món hời mà không hề kiểm tra thành phần hay xuất xứ của sản phẩm khi mua. Điều này hoàn toàn nguy hiểm khi thị trường bánh kẹo nhái xuất hiện ngày càng tràn lan và công khai.

Có chất gây ung thư trong thạch rau câu

Đầu năm 2009, nhiều “tín đồ” của món thạch không khỏi hãi hùng khi một khách hàng “tố” một thương hiệu thạch rau câu có xác ruồi bên trong. Chưa hết, hơn hai năm sau, khách hàng lại hãi hùng khi nghe thông tin một thương hiệu thạch khác cũng có thể nhiễm độc phụ gia.

Cụ thể, ngày 31/5/2011, cơ quan chức năng đã tiến hành thanh tra đột xuất công ty New Choice Foods, có địa chỉ tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 2, tỉnh Bình Dương phát hiện một lô hàng phụ gia tạo đục chứa DEHP - chất gây ung thư và bị cấm dùng trong thực phẩm. Chất này được sử dụng trong sản phẩm thạch rau câu hương vị khoai môn Taro. Sau đó, sản phẩm này đã bị thu hồi. 

Vẫn biết sự tác hại nguy hiểm, không thể lường trước được của bánh kẹo giả nhưng nhiều người vẫn "mắt nhắm mắt mở" sử dụng. Có thể nói việc đến hẹn lại lên của thị trường bánh kẹo nhái sẽ vẫn còn tiếp diễn nếu như các cơ quan chức năng không vào cuộc một cách mạnh mẽ hơn đồng thời người tiêu dùng nên chọn những sản phẩm từ những địa chỉ, cơ sở bán hàng uy tín và chất lượng hơn để đảm bảo sức khỏe.